Tuesday, July 7, 2020

Bệnh về đường tiêu hoá thường gặp: Nguyên nhân và cách điều trị

Trong những năm gần đây, các bệnh về đường tiêu hoá ngày càng phổ biến và có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Vậy bệnh tiêu hóa là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị tại nhà ra sao, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Bệnh đường tiêu hóa là gì?

Hệ tiêu hóa của con người bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau như thực quản, dạ dày, trực tràng, đại tràng, hậu môn, ruột non, ruột già, … Khi một trong những bộ phận này bị tổn thương thì bệnh về đường tiêu hóa sẽ xuất hiện.

Hay nói cách khác bệnh tiêu hóa là những loại bệnh xảy ra ở các bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, bệnh  không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động của từng bộ phận  mà còn ảnh hưởng đến cả quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể con người.
Các bệnh về đường tiêu hóa có thể bắt gặp ở bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ em cho đến người già, từ nam cho đến nữ… Tại Việt Nam, theo điều tra và nghiên cứu thì các bệnh về đường tiêu hóa đứng top đầu trong nhóm bệnh nội khoa và  khoảng 70% người Việt có nguy cơ mắc những bệnh này do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP).
Bệnh về đường tiêu hóa cần phát hiện và điều trị kịp thời, nếu để tình trạng bệnh kéo dài  rất có thể nó khiến người bệnh phải gánh chịu nhiều biến chứng nặng nề.

II. Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp


Hiện nay có rất nhiều bệnh về đường tiêu hóa, tùy thuộc vào từng bộ phận mà dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh sẽ khác nhau.  Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp bao gồm: Viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh trĩ, … Để hiểu rõ thêm về những loại bệnh này chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng bề mặt niêm mạc dạ dày xuất hiện nhiều vết viêm, loét. Nguyên nhân của tình trạng này là do mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ gây tổn thương niêm mạc dẫn đến viêm loét.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh có thể được chia thành 2 loại là viêm loét dạ dày – tá tràng cấp và viêm loét dạ dày – tá tràng mạn:
Viêm dạ dày – tá tràng cấp: Là bệnh viêm dạ dày tá tràng nhẹ, bệnh xuất hiện và tiến triển rất nhanh, ít để lại di chứng.
Viêm dạ dày – tá tràng mạn: Đây là bệnh nặng hơn, tiến triển chậm và kéo dài, nếu để lâu không chữa trị sẽ dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày

Dấu hiệu

Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:
  • Thường xuyên đau bụng dữ dội vùng trên rốn, đặc biệt là đau nhiều hơn sau khi ăn hoặc vào ban đêm, một số trường hợp còn đau cồn cào, nóng rát rất khó chịu.
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc có thể nôn nhiều, thường nôn sau khi ăn, nôn cho đến khi nào ra dịch thì thôi.
  • Cơ thể mất ngủ thường xuyên, ngủ không ngon giấc vì lúc nào cũng cảm giác nặng bụng, chướng bụng, khó tiêu.
  • Ăn ít, bỏ ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến sút cân.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ rát, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
  • Rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, táo bón do việc tiêu hóa không ổn định.
  • Một vài trường hợp bệnh nặng có thể sốt cao từ 39 – 40 độ đặc biệt là bệnh nhân viêm dạ dày – tá tràng mạn.
  • Miệng hôi, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng sớm hay chảy máu chân răng, lưỡi.

Nguyên nhân 

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, một số nguyên nhân chủ yếu đó là:
  • Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau: Hầu hết các loại thuốc giảm đau và kháng viêm  nếu sử dụng trong thời gian quá dài sẽ gây ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây đau và viêm loét dạ dày.
  • Do thói quen ăn uống và sinh hoạt: Ăn quá no hoặc quá đói, khi ăn không nhai kỹ, ăn không đúng giờ giấc dẫn đến hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng, lúc này dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày và gây loét dạ dày.
  • Tinh thần không thoải mái : Người lúc nào cũng trong tình trạng căng thẳng, stress, buồn phiền, sợ hãi, luôn suy nghĩ tiêu cực sẽ làm mất cân bằng chức năng của dạ dày làm tổn thương, viêm loét dạ dày.
  • Do vi khuẩn HP xâm nhập: Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể và sinh sống tại niêm mạc dạ dày, tiết ra độc  tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính.
  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ... những chất kích thích này làm cho dạ dày tăng tiết mạnh tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày.

Cách chữa trị tại nhà

Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy người bệnh cần thực hiện những điều như sau:
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng sinh, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này..
  • Nên thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, khoa học, ăn uống điều độ đúng bữa, không để quá đói hoặc ăn quá no, hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng để giúp dạ dày hoạt động khỏe mạnh hơn.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc của dạ dày. Tích cực thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền tịnh tâm, ...
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,… Cần bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,..trứng, sữa giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn,..

2. Bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là bệnh gây ra do các cơ vòng của hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường làm ảnh hưởng đến các chức năng của cơ quan tiêu hóa và gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa.
Bệnh rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý ảnh hưởng đến đường ruột.
Đối tượng dễ mắc rối loạn tiêu hóa đó là phụ nữ, người dưới 45 tuổi, người có cha mẹ mắc bệnh đường ruột, có vấn đề về thần kinh.
Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị chậm trễ, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh rối loạn tiêu hóa là:
  • Bụng luôn trong tình trạng khó tiêu, đầy bụng
  • Thường xuyên đi đại tiện hơn, có thể mắc bệnh tiêu chảy hoặc táo bón mà không rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng âm ỉ ở vùng bụng trên rốn, đặc biệt là sau khi ăn no
  • Cơ thể thường xuyên buồn nôn hoặc nôn
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ nóng khi đói và cả sau khi no
  • Luôn trong tình trạng chán ăn, mệt mỏi, sút cân

Nguyên nhân

Có nhiều thủ phạm gây bệnh rối loạn tiêu hóa, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:
  • Ăn uống không hợp vệ sinh: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở những người bị bệnh rối loạn tiêu hóa. Việc không chọn lọc được các sản phẩm tươi sạch, an toàn và cách xử lý các thực phẩm không hợp vệ sinh tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập dẫn tới đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.
  • Uống quá nhiều chất kích thích: Khi cơ thể sử dụng quá nhiều chất kích thích sẽ làm tiêu hao lượng men tiêu hóa cần thiết cho cơ thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột hoặc gây tổn thương niêm mạc ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
  • Dùng quá nhiều kháng sinh: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Khi cơ thể lạm dụng quá nhiều kháng sinh để tiêu diệt các loại vi khuẩn, vô tình những kháng sinh đó lại tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi cho đường ruột gây tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Bị stress: Khi cơ thể bị stress sẽ ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của nhu động ruột  làm cho ruột co bóp ít lại và hoạt động không ổn định, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: một số người mắc bệnh viêm đường ruột, đau dạ dày, liệt dạ dày cũng sẽ gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hoá

Cách chữa trị bệnh rối loạn tiêu hóa tại nhà

Để điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả, điều quan trọng là phải biết được nguyên nhân gây ra bệnh là gì để từ đó tìm ra cách điều trị sao cho hợp lý để bệnh nhanh khỏi. Dưới đây là một số cách chữa trị căn bệnh này:
  • Nên kỹ càng hơn trong khâu chọn lựa thực phẩm, chọn những thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, chế biến sạch sẽ đúng quy trình để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Mỗi bữa ăn nên có đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết đó là:  tinh bột, chất đạm, chất béo, Vitamin và khoáng chất.  Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp chất xơ cho cơ thể.
  • Nên bổ sung sữa chua vào thực đơn để tăng cường sức khỏe của đường tiêu hóa. Hạn chế ăn những thực phẩm khó tiêu, đầy bụng như hành tây, tỏi, cần tây, bắp cải
  • Tăng cường khả năng vận động, luyện tập thể dục thể thao để gia tăng hoạt động co bóp của ruột, giúp ăn ngon và tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn rất hiệu quả.  
  • Nước là một trong những thành phần thiết yếu của cơ thể, vì vậy bạn đừng quên uống  từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày nhé.

3. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đây là căn bệnh gây ra do hiện tượng các chất dịch như pepsin, dịch mật,... trong dạ dày lẫn với thức ăn trào ngược lên thực quản gây tổn thương các cơ quan thực quản, họng,  thanh quản, miệng, …
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản chia làm 2 loại đó là trào ngược dạ dày sinh lý và trào ngược dạ dày bệnh lý.
Trào ngược dạ dày sinh lý: Là bệnh nhẹ, không ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt và quá trình phát triển của cơ thể.
Trào ngược dạ dày bệnh lý: Trường hợp này nặng hơn sinh lý, có thể gây ảnh hưởng đến thực quản, suy dinh dưỡng, các biến chứng về bệnh hô hấp, ung thư thực quản, …

Dấu hiệu  

Một số triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp:
  • Ơ hơi, ợ nóng, ợ chua: Đây là những dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh này. Các triệu chứng này thường gặp nhất khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.
  • Đau tức ngực: Do các axit trong dạ dày trào ngược lên kích thích vào niêm mạc thực quản làm người bệnh cảm thấy căng tức, đau ở ngực và khó chịu.
  • Đau họng, khó nuốt: Khi hiện tượng trào ngược dạ dày xuất hiện với tần suất lớn sẽ ảnh hưởng đến thực quản làm cho thực quản sưng tấy, thu hẹp lại dẫn đến tinh trạng đau họng và khó nuốt.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt: Để trung hòa lượng axit trào lên cơ thể tự sinh ra phản ứng tiết nhiều nước bọt.
  • Buồn nôn và nôn: Dịch vị và axit, thức ăn trào ngược vào trong khoang miệng làm miệng tiết nhiều nước bọt trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, dạ dày co thắt liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và bị nôn trớ.
  • Đắng miệng: Là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở người bị trào ngược dạ dày. Đặng miệng xuất hiện là do khi bị trào ngược, dịch mật sẽ trào theo axit lên thực quản và khoang miệng gây ra hiện tượng đắng miệng.
Ngoài những dấu hiệu phổ biến trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như khan tiếng, ho, khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi,...
Bệnh này có rất nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên khi nhận thấy những dấu hiệu trên bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán cho chính xác.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trào ngược dạ dày đó là:
  • Do cơ thắt thực quản dưới hoạt động không ổn định: Thông  thường thì cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn mở ra khi nuốt thức ăn, thức uống rồi sau đó sẽ co thắt và đóng kín lại  không cho dịch dạ dày trào ngược lên. Tuy nhiên, vẫn có lúc trương lực cơ bị giảm và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Khi cơ thể mắc những bệnh như viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị... làm cho các chất trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột từ đó làm tăng áp lực trong dạ dày làm cho trào ngược.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Không nên ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán hay ăn nhiều những hoa quả có tính axit như chanh, cam và dùng nhiều chất kích thích … sẽ  gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dẫn đến cơ này hoạt động kém gây ra hiện tượng đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.
  • Người bị bệnh béo phì: Cơ thể quá nặng gây áp lực lên bộ phận dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương làm cho trương lực hoạt động kém dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Do tác dụng phụ của thuốc Tây: nếu thường xuyên sử dụng các loại thuốc như Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp cũng sẽ gây ra bệnh trào ngược dạ dày.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày tại nhà

Bất kỳ bệnh nào cũng vậy, phương pháp chữa bệnh tại nhà không dùng thuốc luôn đươc ưu tiên hàng đầu. Vậy cách chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại nhà như thế nào, mời bạn theo dõi ngay sau đây:
  • Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý, nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ.
  • Lựa chọn những thực phẩm khả năng trung hòa axit làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng axit cao hay những thức ăn cay nóng, nhiều chất béo để giảm sự kích thích cơ thắt dưới thực quản.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có gas
  • Sau khi ăn cần nghỉ ngơi không nên nằm hay làm việc ngay
  • Giữ cân nặng hợp lý, không nên tăng cân đột ngột sẽ gây áp lực lên bộ phận dạ dày
  • Tạo niềm vui cho bản thân bằng việc làm những điều mình thích để giảm stress

4. Bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một trong những bệnh về đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh xuất hiện là do lớp lót bên trong ruột già bị viêm dẫn đến chức năng của đại tràng bị rối loạn. 
Bệnh viêm đại tràng
Bệnh gây ra nhiều tác hại nặng nhẹ khác nhau nhẹ thì niêm mạc sẽ bị viêm và dễ chảy máu, nặng thì sẽ xuất hiện các vết loét và xuất huyết.
Viêm đại tràng cần điều trị kịp thời, nếu để tình trạng kéo dài, bệnh này sẽ gây ra những biến chứng như giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng…
Hiện nay bệnh viêm đại tràng được chia thành 2 loại đó là viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mãn tính

Dấu hiệu

Dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng rất dễ nhận biết, đó là: 
  • Đau bụng: Người bị viêm đại tràng thường bị đau bụng kéo dài, quặn thắt xung quanh khung đại tràng. Một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng cứng bụng hoặc căng tức bụng rất khó chịu.
  • Đại tiện bất thường: Những người  bị viêm đại tràng cấp thương đi đại tiện rất nhiều lần trong ngày, tình trạng đại tiện rất bất thường, khi thì táo bón, khi thì tiêu chảy và sau khi đi xong vẫn không cảm thấy thoải mái mà vẫn muốn đi tiếp.
  • Chán ăn,ăn không ngon: Người bệnh luôn trong tình trạng chán ăn, không thèm ăn, ăn không ngon.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng nên khi không đủ chất dinh dưỡng người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, sụt cân và đặc biệt là không muốn làm bất cứ việc gì.
Viêm đại tràng

Nguyên nhân

Những tác nhân gây ra bệnh viêm đại tràng đó là:
  • Ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Khi cơ thể ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín hay do nguồn nước uống bị ô nhiễm sẽ dẫn đến đường ruột bị nhiễm khuẩn, các virut, vi khuẩn tấn công vào cơ thể nhiều hơn gây viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc đại tràng.
  • Tình trạng táo bón kéo dài: Khi tình trạng táo nghiêm ngày càng nghiêm trọng hơn dẫn đến đi đại tiện ra màu, bụng thường xuyên đau, … đây là những yếu tố tác động khiến bạn mắc bệnh viêm đại tràng.
  • Ảnh hưởng từ những bệnh lý về đường ruột: Nếu bạn mắc những bệnh như viêm ruột, thiếu máu cục bộ đại tràng, … cũng sẽ dẫn đến bệnh viêm đại tràng.
  • Tác dụng phụ của thuốc tây: Việc sử dụng quá nhiều thuốc tây sẽ  làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa gây mất cân bằng hệ vi sinh và tổn thương đại tràng.
  • Stress kéo dài: Khi bạn gặp áp lực về học tập hoặc công việc dẫn đến lo lắng, mệt mỏi thì đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đại tràng.
  • Cơ thể bị nhiễm độc: Khi người bệnh bị nhiễm độc chì, thủy ngân, thuốc diệt cỏ, … thì nguy cơ mắc viêm đại tràng cũng rất cao.
  • Ảnh hưởng từ những bệnh lý khác: Một số trường hợp bị bệnh lao phổi, lao thực quản, bệnh Crohn…  cũng có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn những người khác. 

Cách điều trị 

  • Viêm đại tràng là một trong những bệnh kéo dài dai dẳng và khó chữa, để điều trị bệnh hiệu quả cần tuân thủ những điều sau:
  • Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn những thực phẩm phù hợp với người bị đại tràng như: trái cây, rau củ quả, cá, khoai lang, …
  • Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn những thực phẩm dầu mỡ để đường ruột hoạt động nhẹ nhàng hơn.
  • Không nên ăn những thực phẩm sống như, gỏi cá, tiết canh, nem chua, lòng heo, …đường để tránh nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Hạn chế sử dụng các chất gây kích thích đường ruột như cà phê, rượu bia, thuốc lá, …
  • Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng những phương pháp trị viêm đại tràng bằng dân gian như: lá ổi, củ riềng, cây nha đam, nghệ vàng và mật ong, vừng đen, …

5. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến đối với những người trưởng thành, bệnh xuất hiện là do sự dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ hoặc phình đại tĩnh mạch gây ra tình trạng sưng viêm ở trực tràng và hậu môn.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ diễn ra theo nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, kích thước của búi trĩ mà người bệnh có thể bị đau rát, khó chịu, ngứa hoặc chảy máu. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, bệnh không gây ra bất kì dấu hiệu nào.
Hiện nay bệnh trĩ được chia thành 2 loại phổ biến đó là trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ nội: Là hiện tượng búi trĩ nằm ở các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Nếu các búi trĩ có kích thước lớn thì có thể bị sa ngoài vùng hậu môn.
Trĩ ngoại: Là hiện tượng búi trĩ nằm ở các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Loại trĩ này thường gây ngứa, sưng, đau, chảy máu.

Dấu hiệu

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ đó là:
  • Đại tiện ra máu: Sau khi đi đại tiện thấy máu chảy thành giọt hoặc tia, càng lâu tình trạng ngày càng xấu đi, số lượng máu ngày càng nhiều hơn.
  • Đau rát, khó chịu hậu môn: Những người bị bệnh trĩ thường có biểu hiện đau, rát, căng tức hoặc sưng đau hậu môn rất khó chịu.
  • Sa búi trĩ: Tùy vào mức độ của bệnh mà biểu hiện sa búi trĩ cũng khác nhau, khi ở mức độ nhẹ thì người bệnh vẫn có thể làm việc bình thường, còn nếu ở mức độ nặng hơn thì sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển đi lại.
  • Ngứa hậu môn: Đây là dấu hiệu rất thường gặp với những người bị bệnh trĩ, gây ra tình trạng ngưá ngáy rất khó chịu, đặc biệt là rất bất tiện khi đi ra ngoài.
Bệnh trĩ

Nguyên nhân 

Trĩ có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố, trong đó phổ biến và thường gặp nhất phải kể đến các nguyên nhân bệnh trĩ sau:
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ:  Do ăn nhiều các loại thịt, ít ăn rau, hoa quả dẫn đến cơ thể thiếu chất xơ và các vitamin cần thiết cho hệ tiêu hóa dẫn đến hiện tượng trĩ.
  • Do mang thai: Khi mang thai, trọng lượng cơ thể thai nhi ngày càng tăng nên các tĩnh mạch trĩ bị dồn ép dẫn đến nguy cơ bị bệnh trĩ rất cao.
  • Do tuổi tác: Khi tuổi tác ngày càng cao, tầm 30 – 60 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn do các cơ ở vùng hậu môn bị thoái hóa, co thắt.
  • Stress kéo dài: Nếu bạn thường xuyên stress, lo lắng, mệt mỏi thì đây cũng  là điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ phát triển.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Một số người mắc bệnh u đại trực tràng, u ở tử cung  sẽ làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch dẫn đến bệnh trĩ.

Cách chữa trị

Để giảm triệu chứng trĩ và ngăn ngừa bệnh trĩ, người bệnh hãy làm theo các phương pháp sau:
  • Bổ sung nhiều chất xơ trong các bữa ăn, ăn nhiều rau, trái cây, các loiaj ngũ cốc để làm cho phân mềm và dễ đi hơn.
  • Cung cấp đâu đủ nước cho cơ thể,mỗi ngày nên uống 2 – 3L , có thể uống thêm các loại nước ép hoa quả.
  • Khi đau bụng cần đi vệ sinh ngay, không nên nín, khi đi lại sẽ rất khó đi.
  • Không nên rặn quá mạnh khi đi vệ sinh sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Thiết lập chế độ tập luyện thể dục thể thao đều mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch.
  • Khi sinh hoạt hoặc làm việc tránh việc ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
  • Ngoài những phương pháp, bạn cũng có thể chữa bệnh trĩ bằng các phương pháp dân gian được ông cha ta áp dụng hiệu quả như: lá lốt, rau diếp cá, lá trầu không, mật ong,…

0 comments: